Trong thời gian gần đây, nguồn lao động trong ngành nghề gốm sứ đang lâm vào tình trạng khan hiếm, vì vậy vị trí việc làm Bình Dương trong lĩnh vực này đang trống rất nhiều – mở ra cho người tìm việc làm nhiều sự lựa chọn đa dạng riêng về lĩnh vực đó. Có thể nói, địa bàn kinh tế này là khu vực chuyên sản xuất sản phẩm gốm sứ hàng đầu ở nước ta, do đó cơ hội phát triển nghề nghiệp cùng với mức độ ổn định lâu dài ở nơi đây là có thể.
Ông Lý Ngọc Minh – Chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ tại khu vực tỉnh đã chia sẻ vài lời: “Hiện hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh làng nghề này đang gặp một vấn đề lớn về việc tuyển dụng nhân sự, do số lượng người tìm việc làm thuộc lĩnh vực này không nhiều, mặc dù chúng tôi đã dành rất nhiều ưu đãi dành cho họ. Có thể vấn đề lớn nhất ở đây đó là công tác truyền thông của chúng tôi chưa thực sự đến nơi đến chốn. Có đến hơn hàng chục doanh nghiệp sản xuất gốm sứ lớn trên thị trường việc làm Bình Dương hiện đang cần một lượng lớn người lao động, nhằm đáp ứng nhiều vị trí công việc trong hệ thống của họ. Đây không chỉ là vấn đề nan giải của một bộ phận làng nghề, mà có liên quan đến toàn thể thị trường việc làm Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung, vì địa bàn tỉnh hiện đang là một trong những khu vực đang phát triển tốt trên toàn quốc.”
Để duy trì được nét truyền thống này, chính quyền địa phương đã ra mặt hỗ trợ mọi công tác đào tạo cũng như tuyển dụng cho bên phía các đơn vị doanh nghiệp, nhằm hướng đến việc giải quyết triệt để vấn đề mang tính cấp thiết này.
Kể từ cuối năm ngoái, chính quyền địa phương đã nhận thấy rằng nguồn lao động chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường lao động tại nơi đây vẫn còn thiếu hụt trầm trọng. Bên cạnh đó, ngành nghề đào tạo tuy đa dạng về số lượng nhưng chưa đảm bảo chất lượng lao động để kịp thời đáp ứng nhu cầu của thị trường việc làm Bình Dương hiện nay.
Để gắn kết mục tiêu đào tạo lại nguồn lao động với từng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, các đơn vị đào tạo đã tích cực xây dựng đội ngũ giáo viên có đủ trình độ đạt chuẩn kết hợp với những trang thiết bị hỗ trợ, cùng khóa thực tập thực tế hiệu quả từ phía các doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng lao động. Chương trình gắn kết này được triển khai không chỉ nhằm mục đích nêu trên, mà còn góp phần hòa hợp nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo quá trình đô thị hóa của tỉnh.
Ngoài ra, tỉnh con hướng đến việc mở rộng thu hút vốn đầu tư trong liên tục 5 năm tới với mục tiêu hỗ trợ ngành nghề gốm sứ phát triển hơn nữa trên địa bàn tỉnh – mở đầu cho cả nước tích cực phát triển làng nghề rộng rãi hơn với chuỗi giá trị văn hóa mang tính toàn cầu.
Theo đó, địa bàn tỉnh còn xây dựng các chính sách toàn vẹn về việc thu hút các nhà quản lý chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao cùng hoach định và triển khai nhiều giải pháp thiết thực đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh chóng của thị trường việc làm ngày nay. Với những giải pháp vừa đề cập phía trên, vào những năm sắp tới, địa bàn tỉnh hứa hẹn sẽ tăng tỷ lệ người tìm việc làm ở lĩnh vực gốm sứ đã qua đào tạo lên đến con số ấn tượng là 80% – minh chứng cho sự phát triển bền vững của ngành nghề này trong tương lai. Qua đó, lĩnh vực du lịch sẽ có thể phát triển dựa theo xu hướng phát triển của ngành nghề này thông qua hình thức giới thiệu văn hóa đất nước. Đây cũng chính là cơ hội việc làm rộng mở không chỉ cho người lao động ở nhóm ngành gốm sứ mà còn cho cả ở nhóm ngành du lịch trên cả nước.