Bình Dương có gì chơi? Top 5 địa điểm lý tưởng cho bạn check-in “sống ảo”

Mô tả: Không phải ai cũng biết Bình Dương có rất nhiều địa điểm vui chơi thú vị cho các bạn đến khám phá. Cách Sài Gòn chỉ 30 – 45 phút đi xe, chẳng ngại gì mà không làm ngay một chuyến “phượt” về Bình Dương ngay hôm nay nào!

Bên cạnh những khu phố thị đông đúc, những khu công nghiệp nhộn nhịp, Bình Dương còn có những khu du lịch thú vị, khu sinh thái mát mẻ, giúp mọi người có thể giải tỏa những bộn bề trong cuộc sống hàng ngày. Mời bạn cùng  xách balo lên và khám phá ngay những địa điểm du lịch hấp dẫn rất gần Sài Gòn ngay tại Bình Dương.

Khu du lịch Đại Nam

Khu du lịch Đại Nam nằm ở Thành phố Thủ Dầu Một – Bình Dương, nơi đây là một địa điểm nhân tạo được xây dựng với nhiều khu vui chơi khác nhau như: đền đài, núi non, sông, vui chơi cảm giác mạnh, hồ bơi… Khi đến đây, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi khu Đền thờ Đại Nam, với kiến cổ xưa thời nhà Lý, đặc biệt nhất là khu Kim Điện với diện tích gần 5000 m2. Không dừng lại ở đó, Đại Nam còn sở hữu một bãi biển nhân tạo rộng lớn được thiết kế rất giống bãi biển thật với những rặng dừa chạy dọc đôi bờ biển.

Sau khi đắm mình trong bãi biển Đại Nam xanh mát, du khách có thể đến với xe lửa điện chạy dọc vườn bách thú Đại Nam để khám phá rất nhiều loại thú hoang dã và quý hiếm như: sư tử trắng, ngựa vằn, hà mã, hổ… Rời sở thú, bạn có thể thử thách bản thân với những trò chơi cảm giác mạnh: tàu lượn siêu tốc, tàu lốc xoáy, trượt thác… Chắc chắn sẽ mang đến cho mọi người một cảm giác mới lạ.

Khu du lịch Thủy Châu

Vào những dịp cuối tuần, khu du lịch Thủy Châu lúc nào cũng đông đúc du khách. Cách trung tâm Sài Gòn chỉ từ nửa tiếng đến 45 phút đi xe, Thủy Châu là một điểm dừng chân thích hợp cho những cuộc picnic hoặc dã ngoại trong ngày. Nơi đây có một dòng thác trong vắt, bên trên là những rặng cây rợp bóng, vì thế khí hậu luôn mát mẻ. Điều khiến du khách thích thú khi đến đây là được đắm mình trong một dòng thác mát lạnh và thưởng thức những xiên que nướng nóng hổi.

Trước khi đến đây, bạn có thể chuẩn bị sẵn đồ ăn, xiên que nướng, bếp than…vừa tắm thác vừa thưởng thức đồ nướng thì thật tuyệt vời.

Công viên thành phố mới Bình Dương

Được xây dựng từ năm 2009, nơi đây dần trở nên quen thuộc với người dân Bình Dương hoặc các tỉnh lân cận bởi một khí hậu mát mẻ được bao quanh bởi rất nhiều cây xanh. Công viên thành phố mới Bình Dương được thiết kế với nhiều ao hồ, bãi cỏ xanh, đài phun nước, khu vui chơi trẻ em… Nơi đây thường được mọi người chọn lựa để tổ chức các buổi teambuilding, trò chơi nhóm bởi một diện tích rộng lớn. Hơn thế nữa, Công viên thành phố mới Bình Dương còn được rất nhiều cặp đôi chọn là nơi ghi lại những bức ảnh đẹp nhất cho hình cưới của cả hai.

Làng tre Phú An

Làng Tre Phú An là nơi bảo tồn tre rộng lớn và được đưa vào khai thác du lịch từ năm 2008. Đây là khu bảo tồn tre xanh đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á. Những con đường rợp bóng tre xanh sẽ là một địa điểm check-in lý tưởng dành cho những ai thích “sống ảo”. Bên cạnh đó, bạn sẽ được khám phá một rừng tre bởi 200 giống tre khác nhau được lấy về từ rất nhiều nơi. Hơn thế nữa, du khách có thể tìm hiểu phương pháp trồng, bảo tồn tre và học làm những sản phẩm từ tre.

Đến với làng tre Phú An, bạn như “lạc” vào một vùng đồng quê thanh bình, yên ả cùng với những cơn gió mát rười rượi xua tan cái nắng hè gay gắt. Chính vì thế, đây là một nơi dã ngoại mà người dân Sài Gòn rất thích thú khi được đến vào những ngày rảnh rỗi.

Nhà thờ Chánh toà Phú Cường

Nhà thờ Chánh tòa Phú Cường là một công trình kiến trúc đẹp nhất Bình Dương, được xây dựng đã khá lâu đời từ năm 1864 bởi kiến trúc Gothic. Đến năm 2009, nhà thờ đã được trùng tu và xây dựng mới với thiết kế mái vòm kiểu nhà thờ Hồi giáo với mái chóp nhọn của Thiên chúa giáo. Với màu sắc chủ đạo là trắng, xám, xanh nhạt bao phủ bởi cây xanh, tất cả như một bức tranh hài hòa về màu sắc và trở thành biểu tượng của thành phố Bình Dương.

Nơi đây được rất nhiều bạn trẻ chọn là địa điểm chụp ảnh vào những dịp cuối tuần. Khuôn viên nhà thờ rất rộng rãi và có nhiều tiểu cảnh nhỏ để mọi người lưu lại những bức ảnh đẹp với nhau. Vào những dịp Giáng sinh, nhà thờ còn được khoác lên mình một nét lung linh huyền ảo bởi những ngọn đèn nhiều màu sắc. Nhà thờ Chánh toà Phú Cường không chỉ là nơi để làm lễ theo đạo Thiên chúa mà còn là một địa điểm du lịch khá thú vị dành cho mọi người.

Đồng Nai có bao nhiêu huyện?

Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam, bao gồm 2 thành phố và 9 huyện. Tỉnh Đồng Nai trải dài từ vùng đồng bằng cho đến trung du và miền núi. Vì thế, mỗi vùng Đồng Nai sẽ có đa dạng các loại đặc sản riêng và người dân ở mỗi huyện cũng sinh sống bằng những ngành nghề khác nhau. Nhưng nhìn chung, nơi đây thích hợp trồng nhiều những loại cây ăn quả và cây công nghiệp.

Các thành phố của Đồng Nai

Tỉnh Đồng Nai có 2 thành phố lớn là Thành phố Biên Hòa được thành lập từ năm 1976 và thành phố Long Khánh vừa được thành lập hồi tháng 4 năm nay 2019. Biên Hòa là được công nhận là đô thị loại I của Đồng Nai. Đây còn là một cầu nối kinh tế quan trọng giữa vùng Đông Nam Bộ và Nam Bộ. Nơi đây có rất nhiều khu công nghiệp và nhà máy xí nghiệp lớn, cách TPHCM chỉ 30km, cách TP Vũng Tàu 90km.

Long Khánh cách thành phố Biên Hòa khoảng 45km, nằm ở phía đông của Đồng Nai. Nơi đây còn là một cửa ngõ kinh tế quan trọng với các tỉnh miền núi như Lâm Đồng, và các tỉnh miền biển như Bình Thuận, Ninh Thuận. Long Khánh là vùng đất có đa dạng các loại trái cây như chôm chôm, sầu riêng, mít tố nữ và rau rừng… Ngoài ra nơi đây còn trồng được rất nhiều loại cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, cà phê. Vùng đất này nổi tiếng với món dơi xào lăng, vì có nhiều cây rừng nên đây là địa điểm thích hợp để loài dơi trú ngụ. Một món ăn đặc sản tại đây mà bạn nhất định phải thử đó là món dế chiên nước mắm.

Đồng Nai có bao nhiêu huyện?

Huyện Nhơn Trạch

Nhơn Trạch là huyện nằm ở phía Tây Nam của Đồng Nai, tiếp giáp với TPHCM, chỉ cách phà Cát Lái 15 phút đi phà. Đây là con đường thường được nhiều người chọn đến Vũng Tàu khi di chuyển bằng xe máy. Huyện Nhơn Trạch hiện nay có khoảng hơn 400.000 người dân sinh sống.

Huyện Long Thành

Nổi tiếng là vùng đất chăn nuôi bò sữa và có rất nhiều địa điểm dừng chân để mua sữa bò Long Thành cho du khách nếu có dịp đi ngang qua đây. Long Thành có vị trí nằm ở phía Nam của tỉnh Đồng Nai và có cảng hàng không quốc tế Long Thành đang được xây dựng. Huyện Long Thành là cửa ngõ kinh tế giữa Bà Rịa – Vũng Tàu và các tỉnh Đông Nam Bộ.

Huyện Cẩm Mỹ

Đây là huyện vừa mới được thành lập vào năm 2003 và cách thành phố Long Khánh khoảng 15km. Cẩm Mỹ là một huyện trung du của Đồng Nai, nơi đây trồng rất nhiều những loại cây công nghiệp như cao su, tiêu, cà phê…

Huyện Định Quán

Định Quán là một huyện miền núi của Đồng Nai và nằm dọc theo quốc lộ 20 hướng lên thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng, cách TPHCM khoảng 110 km. Định Quán có một di tích lịch sử nổi tiếng đó là hòn Đá Ba Chồng, bên cạnh đó còn có hồ nước nhân tạo lớn là hồ Trị An.

Huyện Tân Phú

Tân Phú là một trong năm huyện thuộc vùng núi của tỉnh Đồng Nai, nổi tiếng với vườn quốc gia Cát Tiên – khu bảo tồn thiên nhiên và dự trữ sinh quyển của thế giới. Bên cạnh đó, công viên Suối Mơ thuộc huyện Tân Phú cũng là một nơi du lịch lý tưởng dành cho mọi người, bởi nước suối ở đây trong vắt, mát lạnh cùng với rất nhiều vườn cây xanh, tạo nên một không khí mát mẻ và trong lành.

Huyện Thống Nhất

Huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai được thành lập từ năm 2003, cách TPHCM khoảng 70km. Với dân số gần 200.000 người, nơi đây cũng là một huyện trung du của tỉnh Đồng Nai và thích hợp trồng nhiều các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.

Huyện Vĩnh Cửu

Vĩnh Cửu là một huyện miền núi thuộc tỉnh Đồng Nai. Tiếp giáp với huyện Tân Phú và có vườn quốc gia Cát Tiên trải qua. Đặc sản nổi tiếng ở Vĩnh Cửu là bưởi Tân Triều, đây là loại bưởi trái to, vỏ mỏng, múi bưởi rất mọng và ngọt nước rất được mọi người yêu thích. Khi đi ngang đây, mọi người thường mua bưởi Tân Triều về làm quà cho người thân và gia đình.

Huyện Trảng Bom

Trảng Bom Đồng Nai có dân số đông thứ hai ở Đồng Nai, nằm cách TPHCM khoảng 42km. Đây là một huyện có các khu công nghiệp quan trọng của tỉnh Đồng Nai như khu công nghiệp Bàu Xéo, khu công nghiệp Hố Nai… Huyện Trảng Bom có một làng nghề làm bột sắn dây nổi tiếng và đã tồn tại hơn 20 năm trên thị trường là sắn dây Tân Bắc.

Huyện Xuân Lộc

Xuân Lộc là một huyện miền núi và nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Đồng Nai. Tiếp giáp với các tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu. Xuân Lộc nổi tiếng với nhiều vườn cây ăn trái xanh ươm như chôm chôm, sầu riêng…và chỉ cách Sài Gòn khoảng 100km.